Snack's 1967
I. Khái Niệm Khác với người phương Tây với thói quen phân tích sự việc để quy định thành từng bộ môn sinh hoạt rõ rệt, người phương Đông thuờng áp dụng óc tổng hợp vào mọi ngành sinh hoạt xã hội, và quan niệm rằng cái "hồn" của sự vật là tâm điểm đồng qui của mọi sự việc và vật thể. Quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Nho giáo và quan niệm "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Lão giáo chính là nguồn gốc của mọi ngành sinh hoạt xã hội, đuợc biểu hiện bằng Dịch học. Áp dụng vào thực tế đời sống, chúng ta thấy ngay sự cách biệt giữa một "sự việc không hồn" và một "sự việc có hồn" trong nếp sống của người Việt. Uống trà là một nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn, là trà đạo. Uống rượu là một thú vui, nhưng biết cách uống rượu với những nghi tắc đặc biệt và một quan niệm cao khiết về nhân tâm thế đạo, giúp tiến, hiến ích, phục vụ con người là tửu đạo. Thưởng hoa là một thú vui thông thường trong đời sống, nhưng biết cách thưởng ngoạn là nghệ thuật thưởng hoa, và nâng cao hơn nữa, là hoa đạo. Võ học xuất phát từ phương Đông cũng đi theo định lệ ấy, theo tiến trình chung. Mới đầu, chỉ là biểu hiện sức mạnh và tài khéo của cơ thể để tấn công hay tự vệ, được chuyên môn hóa và gọi là võ nghệ. Kế đó là những phát kiến mới về luật thăng bằng và luật quân bình của cơ thể và thân chất, tùy trường hợp mà hình thành các môn phái võ thuật. Sau cùng, quy định những luật tắc rõ rệt về triết lý và đức lý thành võ đạo, để học võ trở thành một ngành học nhân bản phục vụ và hướng thiện hữu hiệu cho xã hội, dân tộc và nhân loại. Tiến trình của võ học do đó, đi từ "nghệ" tới "thuật" và đi từ "thuật" tới "đạo", tức đi từ những biện pháp, cách thức và kỹ thuật dùng sức mạnh sang triết lý và đức lý dùng sức mạnh, sao cho chính đáng, bên vực lẽ phải, chính nghĩa, bảo vệ quyền sống của con người và góp phần xây dựng xã hội - thay vì những ý đồ ngược lại, làm băng hoại con người và xã hội. Triết lý về võ học khởi từ ý thức đó, đã nâng cao võ học lên địa vị một ngành học nhân bản và thực dụng ngay trong mọi môi trường hoạt động thiết yếu của con người. II. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông Chúng ta đều biết võ đạo khởi từ một môn thể thao thực dụng. Môn võ đạo đầu tiên đuợc coi là một ngành thể thao thực dụng với nhân loại, có những triết lý và đức lý được hệ thống hóa và phản ảnh tinh thần Bà La-Môn là Yoga. Trước hết, Yoga, gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là kết hợp: kết hợp con người với vu trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, kết hợp cái hữu hạn với cái vô hạn. Về đại cương, chúng ta thấy Yoga không những có tác dụng điều dưỡng thân thể, kinh mạch cho máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, mà còn là một môn tu tâm, để tâm hồn luôn luôn hướng thiện, trau giồi đạo đức, thoát khỏi vòng đau khổ trầm luân. Với nguyên lý căn bản "di tinh chế động", Yoga gồm có 4 ngành chính: Karma Yoga tức Nhân quả kết hợp hoặc Kiết già phu toạ. Hatha Yoga tức Nhật Nguyệt kết hợp hoặc Âm Dương kết hợp. Jnana Yoga tức Tâm Tư kết hợp (dùng triết hợp, suy tư để tìm chân lý). Raja Yoga tức Vương Giả kết hợp. Từ gốc Yoga Ấn Độ, hòa thượng Đạt Ma Thiền sư đã du nhập vào Trung Quốc, thái dụng với võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà lập ra môn phái Thiếu Lâm, chủ yếu lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo. Dù sao, triết lý căn bản của môn phái này cũng biểu hiện rõ rệt triết lý và đức lý Phật Giáo. Tới Trương Tam Phong, một đạo sĩ ngoại đồ của Thiếu Lâm Tự, ông đã tách rời ra và phát huy một môn võ học riêng biệt nổi tiếng một thời là môn Võ Đang. Tuy là ngoại đồ Thiếu Lâm, nhưng vị sáng tổ Võ Đang có một quan niệm võ học khác hẳn: ông lấy triết lý căn bản võ học của môn phái mình trên tinh thần Khổng-Lão truyền thống của Trung Quốc để sáng tạo ra những nguyên lý võ học thuần nhu mới, lấy tinh túy từ dịch học: Thái Cực (đầu) sinh lưỡng nghi (hai mắt), lưỡng nghi sinh tứ tượng (tay chân), tứ tượng sinh bát quái (8 đoạn xương chân tay) v.v... Phải chờ đến năm 1659, nhà sư Thiếu Lâm có tục danh Trần Nguyên Tán lưu vong qua Nhật sau khi bị Triều đình Mãn Thanh ruồng đuổi, môn võ cổ truyền Atéwaza Nhật Bản mới đuợc thái dụng với võ Thiếu Lâm hình thành Nhu Thuật vào năm 1627, bởi danh y Sirobei Akiyama. Vốn là người thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo và Thần Giáo truyền thống của Nhật Bản, danh y Sirobei Akiyama mới phát kiến ra một triết lý mới về võ học nhân một trận bão tuyết làm các cây lớn đều đổ, ngoại trừ những cây lau sậy bé nhỏ biết uốn mình theo chiều gió. Luật thăng bằng đã lóe sáng trong tâm tưởng ông một ý niệm nghịch đảo: cây sậy còn vì nó yếu. Tại sao không áp dụng một triết lý mới về võ học: lấy yếu chống mạnh, lấy mềm c.
Võ đức Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi. Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn. Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong (tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...". Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác
dddd